Chuyển đến nội dung chính

Chuyên đề "Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế" - TS.Nguyễn Hoàng Phương

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN


3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, vì vậy tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành.

3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Bên cạnh các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thông qua việc tập hợp tất cả các thông tin dữ liệu, số liệu… liên quan đến đề tài luận án, từ đó phân tích, đánh giá, chọn lọc các dữ liệu liên quan đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế; Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả: dùng để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, thu thập số liệu thứ cấp đáng tin cậy từ đó lựa chọn những thông tin và tài liệu phù hợp làm cơ sở cho việc nghiên cứu luận án; Phương pháp phân tích – tổng hợp; So sánh và đối chiếu; Phương pháp mô hình hóa; Đặc biệt là phương pháp khảo sát, điều tra hiện trường: để thực hiện phương pháp này, tác giả đã tiến hành điều tra bảng câu hỏi, thu thập thông tin của một bộ phận khách du lịch đến ĐBSCL nhằm tăng tính khách quan của đề tài nghiên cứu. Sau khi thu thập số liệu, tiến hành các phân tích tác giả đã xác định được mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của du khách khi đến ĐBSCL.

3.3 Khung phân tích sự phát triển của du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

Từ việc phân tích tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, tác giả đã xác định các căn cứ để xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế, bao gồm các yếu tố: Phát triển sản phẩm du lịch; Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; Đầu tư cho phát triển du lịch, Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Hợp tác quốc tế về du lịch; Đảm bảo môi trường sinh thái; Đảm bảo an ninh, an toàn trong phát triển du lịch; Quản lí nhà nước về du lịch.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyên đề "Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế" - TS.Nguyễn Hoàng Phương

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 4.1. Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế 4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Vẻ đẹp rừng U Minh ĐBSCL được xác định là một trong bảy vùng kinh tế quan trọng nằm ở cực Nam của lãnh thổ Việt Nam với vị trí địa lí thuận lợi, ĐBSCL là cầu nối giao thương giữa các nước trong khu vực. ĐBSCL là nơi được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng,… Sự phát triển không ngừng của ĐBSCL trong những năm qua luôn hàm chứa những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao, đó là sự kết tinh từ bao công sức của những người đi khai hoang, mở mang vùng đất mới và của biết bao thế hệ đã góp sức dựng nên. Theo thời gian các giá trị văn hóa của mảnh đất này ngày càng được khẳng định và phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững. Những ưu thế này giúp ĐBSCL có khả năng đa dạng...

Thực trạng và giải pháp sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông cửu long - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương

Đồng bằng sông Cửu Long – một điểm đến không còn xa lạ với du khách trong và ngoài nước những năm gần đây. Trải dài gồm 13 tỉnh và 01 thành phố, ĐBSCL mang nhiều nét đặc trưng về tự nhiên và văn hóa tạo ra một sức hút đặc biệt cũng như tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nổi cộm nhất chính là tính dễ trùng lắp của sản phẩm dịch vụ ở từng địa phương trong Vùng – đây cũng là yêu cầu cấp thiết để phát triển du lịch bền vững ĐBSCL. Du lịch Việt Nam trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về số lượt khách quốc tế và cả nội địa, tổng doanh thu cũng như có sự đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân Việt Nam. Hình ảnh du lịch quốc gia đã được biết tới trên thị trường du lịch khu vực và thế giới… Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được như mong đợi, trong đó, những tồn tại về sản phẩm d...