Chuyển đến nội dung chính

Chuyên đề "Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế" - TS.Nguyễn Hoàng Phương

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1. Tổng quan du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Vẻ đẹp rừng U Minh
ĐBSCL được xác định là một trong bảy vùng kinh tế quan trọng nằm ở cực Nam của lãnh thổ Việt Nam với vị trí địa lí thuận lợi, ĐBSCL là cầu nối giao thương giữa các nước trong khu vực. ĐBSCL là nơi được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng,… Sự phát triển không ngừng của ĐBSCL trong những năm qua luôn hàm chứa những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao, đó là sự kết tinh từ bao công sức của những người đi khai hoang, mở mang vùng đất mới và của biết bao thế hệ đã góp sức dựng nên. Theo thời gian các giá trị văn hóa của mảnh đất này ngày càng được khẳng định và phát triển một cách mạnh mẽ, bền vững. Những ưu thế này giúp ĐBSCL có khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch, từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, thể thao, leo núi đến nghiên cứu khoa học,…có thể trở thành điểm đến lí tưởng cho du khách trong và ngoài nước khi muốn khám phá đời sống vùng sông nước. Trong thời gian qua hệ thống cơ sở vật chất của vùng ĐBSCL không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của Vùng.

4.1.2 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển du lịch của vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2015

Lượng khách du lịch quốc nội và quốc tế đến Vùng tăng đều qua các năm, vì vậy thu nhập từ du lịch cũng có sự tăng trưởng góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong Vùng.



Hệ thống cơ sở vật chất đã và đang được chú trọng đầu tư tại các địa phương, cơ sở lưu trú ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Kèm theo đó các điểm vui chơi giải trí, cơ sở ăn uống cũng phát triển đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không đã và đang được nâng cấp để đáp ứng sự phát triển du lịch của Vùng. Vì vậy, số lượng khách du lịch đến Đồng bằng Sông Cửu Long nhờ vậy cũng đã tăng trưởng và hiện (2015) đạt gần 20 triệu lượt khách/ năm, trong đó có gần 1,5 triệu khách quốc tế, điều này đã tạo tiền đề để du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh hơn trong
tương lai khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bảng 4.2: Lượng khách du lịch quốc tế đến các địa phương vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2015

Đơn vị tính: nghìn lượt người


 4.2. Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

4.2.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của Vùng

Nghiên cứu cho thấy ĐBSCL có thể phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch sinh thái; Du lịch khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn; Du lịch khám phá; Du lịch nghỉ dưỡng; Du lịch sinh thái biển đảo; Du lịch MICE. Trong thời gian qua, các tuyến điểm du lịch đã được các doanh nghiệp du lịch vùng ĐBSCL tổ chức khai thác tương đối có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng du lịch của các tỉnh trong Vùng, từ đó đã tạo nên một số sản phẩm du lịch độc đáo.

Bảng 4.3: Một số điểm du lịch thu hút du khách tại vùng ĐBSCL

TT
Điểm du lịch
Địa điểm
Nội dung


LONG AN



1
Bảo tàng Long An
Tân An
Thăm quan, nghiên cứu
lịch sử
2
Trại rắn Mộc Hoá
Huyện Mộc Hoá
Thăm quan, nghiên cứu
3
Khu bảo tồn thiên nhiên
Láng Sen
Huyện Tân Hưng
Thăm quan, thắng cảnh


TIỀN GIANG



4
Chùa Vĩnh Tràng
Thành phố Mỹ Tho
Thăm quan, tâm linh
5
Cù lao Thới Sơn
Huyện Gò Công
Thăm quan sinh thái,
miệt vườn
6
Trại rắn Đồng Tâm
Huyện Đồng Tâm
Thăm quan, nghiên cứu
7
Chợ nổi Cái Bè, cù lao
Tân Phong
Huyện Cái Bè
Thăm quan sinh thái,
miệt vườn


VĨNH LONG



8
Cù lao Bình Hoà Phước

Thăm quan miệt vườn
9
Khu du lịch Trường An
Thành phố Vĩnh
Long
Thăm quan, vui chơi
giải trí


BẾN TRE



10
Di tích Đồng Khởi
Huyện Mỏ Cày
Thăm quan, nghiên cứu
11
Sân chim Ba Tri
Huyện Ba Tri
Thăm quan, khám phá
12
Làng cây cảnh Cái Mơn
Huyện Chợ Lách
Thăm quan miệt
13
Cồn Phụng, Cồn Quy,
Cồn Ốc

Thăm quan sinh thái,
miệt vườn

TT
Điểm du lịch
Địa chỉ
Nội dung


ĐỒNG THÁP



14
Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc
Thị xã Sa Đéc
Thăm quan, nghiên cứu
15
Vườn cò Tháp Mười
Huyện Tháp Mười
Tham quan, nghiên
cứu, khám phá
16
Vườn sếu Tam Nông
Tam Nông
Thăm quan, nghiên
cứu, khám phá
17
Vườn cây cảnh Sa Đéc
Thị xã Sa Đéc
Thăm quan miệt vườn


CẦN THƠ


18
Bến Ninh Kiều
Thành phố Cần Thơ
Thăm quan lịch sử
19
Chợ nổi Cái Răng,
Phong Điền

Thăm quan sinh thái,
miệt vườn
20
Viện lúa ĐBSCL
Thành phố Cần Thơ
Thăm quan, nghiên cứu
21
Đại học Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ
Thăm quan


AN GIANG


22
Khu di tích đồi Tức Dục
Huyện Tri Tôn
Thăm quan lịch sử
23
Nhà lưu niệm Bác Tôn
Thành phố Long
Xuyên
Thăm quan di tích lịch
sử
24
Đình Châu Phú
Thị xã Châu Đốc
Thăm quan di tích
25
Làng Chăm
Thị xã Châu Đốc
Thăm quan, nghiên cứu


KIÊN GIANG


26
Hòn phụ tử - Chùa Hang
Huyện bà Tiên
Tham quan, lễ hội
27
Đình Nguyễn Trung
Trực
Rạch Giá
Thăm  quan lịch sử
28
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo
Rạch Giá
Thăm quan, tâm linh
29
Thạch Động
Thị xã Hà Tiên
Thăm quan, nghiên cứu
30
Mũi Nai
Thị xã Hà Tiên
Nghỉ
31
Hòn Đất
Huyện Hòn Đất
Thăm quan, khám phá
32
Phú Quốc

Huyện Phú quốc

Nghỉ dưỡng, khám phá,
giải trí

Những năm vừa qua du lịch vùng ĐBSCL đã thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, lượng khách du lịch trong Vùng đều đạt mức tăng ổn định, đây chính là một tín hiệu lạc quan đối với du lịch Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và của cả ngành du lịch Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên và lịch sử tương đối đồng nhất, nên các tài nguyên và sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL có nhiều đặc tính chung, từ đó sản phẩm du lịch của Vùng dễ bị trùng lắp, gây khó khăn trong việc thu hút khách và giữ khách, đồng thời dễ nảy sinh những hiện tượng cạnh tranh trong nội bộ Vùng, làm giảm hiệu quả kinh doanh du lịch và ảnh hướng tới hình ảnh, cũng như chất lượng sản phẩm du lịch của toàn vùng ĐBSCL.
4.2.2. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Hiệp hội du lịch vùng ĐBSCL, của các sở, ban ngành trong Vùng. Thông qua các chương trình tham quan du lịch, các tour du lịch với các địa phương trong nước, các chương trình du lịch outbound đến Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc,…công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của Vùng đã đạt được những kết quả nhất định. Nhìn chung hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vùng ĐBSCL đã có hiệu quả nhất định, nhưng chưa tạo sức lan tỏa và hiệu ứng lớn đến phát triển du lịch của Vùng, nguyên nhân chính là do cách thức xúc tiến, quảng bá du lịch còn lạc hậu, chưa có sự đột phá – đổi mới từ đó chưa gây được ấn tượng mạnh đối với du khách, chưa có sự liên kết với các tổ chức du lịch nước ngoài để mở rộng hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

4.2.3. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch của Vùng ĐBSCL

Để tạo điều kiện cho du lịch phát triển vùng ĐBSCL, các dự án quan trọng trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhiều hạng mục cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL đã được đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư này đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch vùng ĐBSCL. Kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL được huy động cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, so với cả nước và một số vùng khác thì nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL còn chiếm tỷ lệ thấp.

4.2.4. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển lịch vùng ĐBSCL

Con người luôn đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, cũng như du lịch nói riêng. Hiểu được điều này nên trong thời gian qua ĐBSCL luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Chính vì vậy, nguồn nhân lực của Vùng cũng như nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã được cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng và cơ cấu, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của vùng ĐBSCL.

Trong những năm gần đây, mặc dù nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của Vùng đã có những bước phát triển nhất định nhưng còn nhiều bất cập thiếu về số lượng, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lí, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển du lịch của Vùng trong hội nhập quốc tế.
4.2.5 Tác động của hội nhập quốc tế với sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL

Sự phát triển của du lịch không nằm ngoài quy luật khách quan của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Quá trình hội nhập quốc tế đã tạo ra sự liên kết giữa các điểm du lịch, các nhà cung cấp, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các quốc gia, chuyển giao công nghệ quản lí, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường du lịch của mỗi nước. Hội nhập quốc tế còn là cơ hội để thu hút đầu tư từ nước ngoài, thúc đẩy quảng bá du lịch vùng ĐBSCL ra nước ngoài, góp phần gia tăng thị phần du lịch của vùng ĐBSCL, mở rộng thị trường, khai thác những lợi thế về du lịch của Vùng và phát triển những loại hình du lịch mới. Bên cạnh những lợi ích trên, trong quá trình hội nhập cũng có nhiều thách thức cho các doanh nghiệp cũng như cho chính quốc gia và các tổ chức du lịch, đặc biệt là năng lực cạnh tranh được đặt lên hàng đầu vì nó quyết định cho việc tồn tại và phát triển du lịch, nếu bỏ qua yếu tố này sẽ khó tồn tại trong hệ thống du lịch toàn cầu mặc dù điểm đến có nhiều tiềm năng.

4.2.6 Thực trạng đảm bảo môi trường cho du lịch vùng ĐBSCL Hiện nay, ĐBSCL đang phải đối mặt với vấn đề môi trường đất, nước đang dần suy thoái mà nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của con người, các chất thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp, các làng nghề, từ hoạt động trồng trọt, chế biến thủy hải sản,… Một trong những vấn đề có tác động lớn, không chỉ vùng ĐBSCL mà cả nước và thế giới đang phải đối mặt đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính và mực nước biển dâng. Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Vùng. Chính vì vậy, để phát triển du lịch ĐBSCL một cách bền vững và hiệu quả cần hướng tới việc bảo vệ môi trường bền vững, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, đây là vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra cho toàn Vùng.

4.2.7 Thực trạng an ninh, an toàn trong phát triển du lịch vùng ĐBSCL

ĐBSCL có vị trí hết sức quan trọng về an ninh, quốc phòng (QP – AN) đối với vùng Tây Nam bộ và cả nước. Trong những năm qua, các địa phương ở ĐBSCL đã nhận thức đúng đắn về quan điểm phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo QP - AN của Đảng và Nhà nước nói chung và trong lĩnh vực phát triển du lịch nói riêng. Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch gắn với bảo đảm QP - AN ở ĐBSCL thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần được tiếp tục giải quyết, như: việc đầu tư cho phát triển du lịch gắn với bảo đảm QP - AN chưa thật sự bền vững, chưa xứng với tiềm năng và nguồn lực của Vùng, một số đối tượng nước ngoài lợi dụng danh nghĩa du lịch để thực hiện các hoạt động thu thập tình báo, móc nối gây cơ sở, hoạt động tôn giáo trái pháp luật; tình trạng người nước ngoài du lịch tại đây hoạt động sai mục đích nhập cảnh, vi phạm quy chế quản lý tạm trú và các vi phạm pháp luật khác diễn ra khá phổ biến… một số hiện tượng tiêu cực khác như: ăn xin, bán hàng rong không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nạn trộm cắp, hoạt động của một số băng, nhóm tội phạm trong Vùng, cũng làm ảnh hưởng đến sự an toàn, an ninh trong phát triển du lịch của Vùng ĐBSCL.

4.2.8 Thực trạng quản lý nhà nước cho phát triển lịch vùng ĐBSCL

Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của Vùng chậm được đổi mới. Luật Du lịch và các luật liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch của Vùng. Nhiều chính sách còn chồng chéo trói chân lẫn nhau. Việc quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn những hạn chế, bất cập cụ thể như trong các lĩnh vực: vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới trong hoạt động du lịch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và trong tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch... Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn cồng kềnh chưa được hiện đại hóa so với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của ngành du lịch vùng ĐBSCL. Phương thức tổ chức và quản lý ngành du lịch vùng ĐBSCL còn nhiều bất hợp lý, cơ chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan đến du lịch chưa rõ ràng, còn có sự chồng chéo. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành, hợp chuẩn khu vực và quốc tế. Bộ máy của ngành du lịch vùng ĐBSCL đã có đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả. Một trong những hạn chế quan trọng trong quản lí có ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch ĐBSCL là việc chưa tạo được sự liên kết du lịch giữa các địa phương trong Vùng, sản phẩm du lịch đặc thù ở mỗi địa phương chưa được xác định rõ nên xảy ra hiện tượng trùng lắp tạo nên sự cạnh tranh trong nội bộ Vùng.

4.3 Đánh giá về thực trạng phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong hội nhập quốc tế

4.3.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định: góp phần cho sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trong Vùng; công tác tuyên truyền, quảng bá cho du lịch vùng ĐBSCL đã mang lại hiệu quả nhất định; cơ sở vật chất kĩ thuật vùng ĐBSCL ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch trong Vùng; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trong Vùng cũng đã được chú trọng đầu tư phát triển; các chương trình hành động quốc gia về du lịch cùng với các sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch được thực hiện tương đối tốt, đã mang lại hiệu quả nhất định; tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội của vùng tương đối ổn định, tạo sự an toàn và thân thiện đối với du khách; công tác quản lí nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn từng bước được nâng cao.

4.3.2 Những hạn chế, yếu kém của du lịch ĐBSCL và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được du lịch Vùng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: Việc liên kết, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương trong vùng còn yếu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Vùng vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém; số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL tuy đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cho phát triển du lịch; thu nhập, mức sống của người dân vẫn chưa được nâng cao; vai trò quản lý nhà nước về phát triển du lịch vùng ĐBSCL còn hạn chế.
TS.Nguyễn Hoàng Phương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyên đề "Phát triển du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế" - TS.Nguyễn Hoàng Phương

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN  TÍCH CỦA LUẬN ÁN 3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị, vì vậy tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên cứu như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp nghiên cứu liên ngành. 3.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Bên cạnh các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tại bàn: thông qua việc tập hợp tất cả các thông tin dữ liệu, số liệu… liên quan đến đề tài luận án, từ đó phân tích, đánh giá, chọn lọc các dữ liệu liên quan đến phát triển du lịch ĐBSCL trong hội nhập quốc tế; Phương pháp nghiên cứu thống kê, mô tả: dùng để thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án, thu thập số liệu thứ cấp đáng tin cậy từ đó lựa chọn những thông tin và tài liệu phù hợp làm cơ sở cho việc ngh...

Thực trạng và giải pháp sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông cửu long - Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương

Đồng bằng sông Cửu Long – một điểm đến không còn xa lạ với du khách trong và ngoài nước những năm gần đây. Trải dài gồm 13 tỉnh và 01 thành phố, ĐBSCL mang nhiều nét đặc trưng về tự nhiên và văn hóa tạo ra một sức hút đặc biệt cũng như tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh du lịch. Bên cạnh đó, cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nổi cộm nhất chính là tính dễ trùng lắp của sản phẩm dịch vụ ở từng địa phương trong Vùng – đây cũng là yêu cầu cấp thiết để phát triển du lịch bền vững ĐBSCL. Du lịch Việt Nam trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về số lượt khách quốc tế và cả nội địa, tổng doanh thu cũng như có sự đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân Việt Nam. Hình ảnh du lịch quốc gia đã được biết tới trên thị trường du lịch khu vực và thế giới… Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững, hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch chưa được như mong đợi, trong đó, những tồn tại về sản phẩm d...